Lịch sử hoạt động Sturmgeschütz_III

Một chiếc StuG-III bị phá hủy trong trận Normandy, 1944

Nhìn một cách tổng quát thì StuG-III đã thực hiện nhiệm vụ trên chiến trường khá tốt với vai trò là tăng tự hành và tăng trực diện.Mặc dù, Tiger và Panther ghi công nhiều hơn và có tiếng hơn thế nên khi tiêu diệt tăng, Đồng MinhLiên Xô chỉ lo tiêu diệt hai loại tăng này đầu tiên mà bỏ sót StuG-III và nhiều loại tăng nguy hiểm của Đức Quốc xã.Chính vì lý do trên nên StuG-III mai phục rất tốt và tiêu diệt một số rất lớn tăng của quân thù-gần 20.000 tăng, một con số rất ấn tượng.Chỉ trong vòng có 1 năm(1943-1944) số lượng tăng của Đồng Minh thiệt hại ngày càng một nhiều mặc dù họ đã sắp thắng cuộc chiến.StuG-III vẫn tiếp được sản xuất đến tận tháng 2/1945 và tổng cộng có 10.780 chiếc đã được sản xuất-tính đến tháng 3/1945.

Trong số các loại tăng phòng thủ, có lẽ StuG-III cho kết quả tốt nhất.Với giá thành rẻ, hình dáng khó nhận biết. StuG-III thường gây rắc rối đối với quân Đồng Minh. Nhược điểm duy nhất của StuG-III là các chi tiết đầu tăng khá phức tạp gây khó cho kíp lái khi muốn mở để thoát hiểm. Còn đối với các phiên bản StuG-III dùng để đánh trực diện, thì các xe tăng Đồng Minh muốn tiêu diệt không phải là chuyện dễ - vì nòng pháo của StuG-III có thể xoay hướng khá nhanh, súng máy MG34 có đến hơn 600 viên nên bộ binh không dễ tiếp cận, ống ngắm có độ chính xác cao và tốc độ của StuG-III cũng khá nhanh. Khi muốn tiêu diệt StuG-III, thường thì cả máy baythiết giáp Đồng minh phải cùng phối hợp để có thể làm cho StuG-III khó có đường rút lui hoặc đáp trả.

Vào năm 1944, quân đội Phần Lan nhận 59 chiếc StuG-III Ausf.G (phiên bản đánh trực diện) từ Đức (30 chiếc Stu 40 Ausf.G và 29 chiếc StuG-III Ausf.G) và họ đã dùng số tăng này để đánh với Liên Xô. Số tăng này đã tiêu diệt được khoảng 87 tăng của LX và chỉ mất có 6 chiếc StuG-III(2/3 trong số 8 chiếc tăng này đã tự phá hủy tránh khỏi việc bị bắt). Sau thế chiến II, 51 chiếc còn lại phục vụ quân đội đến tận năm 1960. Số StuG-III có biệt danh là Sturmi.

Vào mùa thu năm 1943, quân đội Đức Quốc xã đã chuyển hơn 100 chiếc Stug-III cho quân đội România. Chúng thường được biết dưới biệt danh TA hoặc TA T3. Vào tháng 2/1945, hơn 13 chiếc vẫn còn lại để tiếp tục cuộc chiến. Sau cuộc chiến, không chiếc nào còn lại. Phần lớn số tăng này là StuG-III và một số lượng nhỏ Panzer IV/70(thường được dưới biệt danh TA T4). Theo như một số nguồn thông tin thì không phải toàn bộ 100 chiếc đều bị phá hủy mà có đến hơn 31 chiếc được cất giữ trong kho đến tận năm 1947 và khoảng hơn 18 chiếc nữa bị tịch thu bởi lực lượng Xô-Viết.

StuG-III còn được xuất đến Bulgaria, Hungary, ÝTây Ban Nha.

Một số lượng tương đối StuG-III bị bắt giữ bởi Yugoslav Partisans (du kích Nam Tư). Sau thế chiến, họ sử dụng số tăng đó đến tận năm 1950. Một lực lượng khác giữ số StuG-III của Đức nữa là Liên Xô, họ sử dụng StuG-III để thử nghiệm và tham gia trong cuộc chiến 6 ngày (Six Days War) vào năm 1967.

StuG III Ausf. G tại bảo tàng Yad la-Shiryon, Israel

Ngày nay, tất cả số StuG-III còn lại đều được giữ trong điều kiện hoạt động được.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Sturmgeschütz_III http://users.swing.be/tanks.tanks/complet/688.html http://www.historyfacts.biz/en/04_Publikationen/11... http://afvdb.50megs.com/germany/stug3.html http://www.achtungpanzer.com/stug.htm http://www.onwar.com/tanks/germany/tfstug3a.htm http://www.onwar.com/tanks/germany/tfstug3b.htm http://www.onwar.com/tanks/germany/tfstug3d.htm http://www.onwar.com/tanks/germany/tfstug3e.htm http://www.onwar.com/tanks/germany/tfstug3f.htm http://www.onwar.com/tanks/germany/tfstug3g.htm